bachaipm@yahoo.com.vn
67 Phó Đức Chính - Trúc Bạch - Ba Đình - Hà Nội 024.3 715 24 84
 

 DỰ ÁN ĐÃ TRIỂN KHAI        
 HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN        
024 37 152 484

 CÔN TRÙNG VÀ KHOA HỌC        
DIỆT KIẾN
  

ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI KIẾN GÂY HẠI

Đây là một trong những loài kiến dễ nhận dạng nhất tìm thấy ở trong và xung quanh nhà, là loài có thân hình lớn, hơi đen đặc trung hoặc rất đen.
  KIẾN THỢ MỘC: Camponotus spp
                                                              
Đây là một trong những loài kiến dễ nhận dạng nhất tìm thấy ở trong và xung quanh nhà, là loài có thân hình lớn, hơi đen đặc trung hoặc rất đen. Những con kiến thợ kiếm mồi có hàm khá lớn nên chúng có thể dùng nó để cắn hoặc cắp rất khỏe Những con kiến thợ có kích thước rất khác nhau, dài từ 0,8cm cho tới 2cm. Nhiều loài thì có màu đen và có thể có các sọc màu nâu nhạt ở phần bụng; những loài khác có thể có một số màu từ nâu cho tới hơi đỏ cùng với màu đen vì thế chúng có hai màu rất rỏ ràng. Nhiều loài xuất hiện khắp nước Mỹ, và xuất hiện nhiều nhất ở các bang phía đông. Ở những bang phía tây thì những loài được thấy ở phía đông và trung tây thì thường xuất hiện ở những dải đất cao hơn, trong khi các loài khác lại thấy ở vùng thấp hơn so với mực nước biển.

Những loài kiến này làm tổ trong gỗ hơi giống như mối, nhưng có thể phân biệt bằng sự sạch sẽ và gần giống như các tờ giấy nhám. Những tổ kiến  này thường được làm bên trong các loại gỗ mềm và ẩm, mặc dù kiến thợ mộc có thể làm trong gỗ cứng. kiến thợ mộc không dùng gỗ làm thức ăn mà chỉ đào để làm tổ.

Kiến thợ mộc làm tổ ở một số điạ điểm khác nhau. Khu vực làm tổ bên ngoài bao gồm các gốc cây, các khúc gỗ rỗng, các cột điện thoại, cột bờ rào, hoặc các miếng gỗ lớn khác tương tự. Gỗ ẩm hoặc mục nát từng phần thì được nhiều loài kiến ưa thích, đặc biệt là ở vùng đông bắc Mỹ; tuy nhiên, những khe kẽ và các lỗ hổng khác có thể được chúng dùng để bắt đầu làm tổ bên trong gỗ cứng. Kiến có thể được mang vào bên trong qua các loại củi đốt hoặc vào làm tổ thông qua các đường khác. Kiến cũng thường xuyên vào bên trong các tòa nhà chỉ để kiếm ăn mà thôi. Trong số các biện pháp khác thì những con kiếm mồi vào bên trong thông qua các cây hay các đường dây tiếp xúc với tòa nhà. Vì thế, việc nhiễm kiến thì có thể hoặc không phải là ở chính trong nhà. Những tổ bên trong nhà có thể được tìm thấy bên trong các cửa ra vào rỗng, ngưỡng cửa sổ, các bậc hè, mái, sau các miếng ốp trân tường, lò sưởi, ván ốp tường hoặc các khu vực có lỗ hổng tự nhiên khác. Tổ kiến có thể chỉ là một lỗ hổng nhỏ bên trong có khoảng vài trăm con.

Kiến thợ mộc ăn uống rất đa dạng, cả động vật và thực vật. Những con kiến này ăn các con côn trùng khác, cả sống và chết, hầu như bất cứ thứ gì con người ăn.Chúng đặc biệt thích dịch ngọt do bọ vừng tiết ra. Nhiều đồ ngọt và thịt có trong bếp và các khu vực kho chứa cũng bị chúng ăn, bao gồm xi-rô, mật, mứt, đường thịt, mỡ, chất béo.

Những con kiến kiếm mồi rời xa tổ khoảng 100 m để kiếm thức ăn và có thể bò lung tung khắp nhà. Các con kiến thợ sẽ để lại những chất pheromone, ít nhất là trên các đường kiếm mồi chính, nhưng chúng thường được nhìn thấy rải rác và kiếm ăn mà không cần dùng đến chất pheromone để tìm đường. Thức ăn có thể được mang về tổ, nhưng thường thì được kiến ăn luôn gần nơi nó được tìm thấy. Sau đó thức ăn được ợ ra trong tổ để cho con chúa, nhộng và những con kiến thợ không kiếm mồi sử dụng.

Kiến thợ mộc có ảnh hưởng về mặt kinh tế vì những thiệt hại chúng gây ra cho các công trình kiến trúc, thức ăn chúng làm nhiễm bẩn, và sự đi lại khó coi và không được mong muốn của chúng bên trong và bên ngoài các tòa nhà. Những hoạt động làm tổ của chúng có thể làm yếu các kiến trúc xây dựng, mặc dù thường không nghiêm trọng như là mối. Thiệt hại này trước hết thường được xét tới tình trạng hư hại do nước hay do tình trạng gỗ bị mục, vì chúng thường sẽ không mở rộng tổ ra xa khỏi khu vực gỗ mềm tới khu vực gỗ cứng. Điều này thì đặc biệt là đúng với các loài ở các bang phía Đông và Trung Tây nước Mỹ, nhưng loài kiến Camponotus modoc đã được biết đến gây ra các thiệt hại cho các toà nhà ở Tây Bắc Thái Bình Dương.

 
KIẾN ARGENTINE:Iridomyrmex humilis Mayr
                           
                                                                      
Kiến thợ dài khoảng 0,25 đến 0,35cm và có màu nâu nhạt tới nâu đậm. Kiến chúa thì dài hơn nhiều, từ 0,5cm tới 0,7cm. Có rất nhiều kiến chúa sinh sản bên trong mỗi tổ. Việc giao hợp thường được sẩy ra bên trong tổ, vì vậy ít khi chúng ta nhìn thấy những con có cánh. Bên cạnh việc đẻ trứng, con chúa còn tự ăn và tự làm vệ sinh bản thân và chủ động trong việc nuôi nấng và chăm sóc con non.

Các tổ kiến chủ yếu được làm ở các khu vực đất ẩm ướt kế bên hoặc bên dưới các tòa nhà, dọc các lối đi, bên dưới các tấm gỗ hay gốc cây và gần các nguồn thức ăn và nước uống. Kiến Argentine thích các loại thức ăn ngọt, chủ yếu là đường, sirô, nước trái cây, dịch và mật ong. Kiến thợ kiếm mồi di chuyển dọc theo lối đi quen thuộc từ tổ tới tất cả các khu vực. Kiến thợ có thể tấn công vào các tòa nhà với một số lượng lớn, đặc biệt là khi các điều kiện bên ngoài quá nóng hoặc là quá khô.

Loài kiến này rất dễ thích nghi với môi trường thành phố và ngoại ô, chúng sống ở những nơi có ít các loài khác sống. Có thể chúng là loài kiến có mặt ở khắp mọi nơi. Kiến thợ rất hung giữ và có thể giết các loài kiến khác sống trong khu vực của chúng. Tuy nhiên các tổ kiến Argentine khác nhau có thể sống chung trong một khu vực, vì vậy số bầy kiến sống trên một khu vực có thể là khá nhiều.

 
KIẾN LỬA:
                                                                  
                                                                   
 
Có rất nhiều loại kiến thuộc gen này được gọi là kiến lửa bởi vì nọc độc của chúng được châm bởi các nọc và gây ra rất ngứa và có thể gây ra dị ứng nghiêm trọng đặc biệt ở một số người mẫn cảm. Kiến lửa hoạt động rất mạnh và rất hung dữ, và có thể giết động vật hang non hoặc gây ra đau đớn và sợ hãi cho con người.

Bụng của chúng thường có màu từ nâu cho tới đen, phần đầu và phần ngực có màu vàng hoặc hơi đỏ. Kiến thợ có chiều dài từ 0,15 cho tới 0,65cm. Các tổ của chúng thường được thấy ở các khu vực đất sốp, mặc dù chúng cũng có thể làm tổ ở gỗ và các tòa nhà xây. Các lối ra vào của tổ kiến có thể là các lỗ trên mặt đất rải rác trong khoảng từ 0,6m cho tới 1,2m, dưới các tấm gỗ hay khe đá, bên cạnh các búi cỏ, ở các kẽ xi măng nứt, và phía dưới các tòa nhà. Nhiững con kiến kiếm mồi có thể mang về tổ các loại thức ăn khác nhau như thịt, bơ, mỡ, hạt, rau.

Loài kiến lửa đỏ du nhập (S. invicta) là loài gây hại nghiêm trọng cho nghành nông nghiệp, nội, ngoại thành; thường làm tổ ở đất và đắp những ụ đất đặc trưng.

Các con kiến thợ có màu nâu đỏ xẫm và có tể thấy ở hai dạng chính, được gọi là kiến thợ đa số và kiến thợ thiểu số và có chiều dài từ 0,17 tới 0,65cm. Một số khuôn viên có thể có vài ụ kiến và các khuôn viên lớn hơn có thể có tới vài chục ụ kiến. Mỗi một ụ đất này có thể thuộc về một tổ kiến riêng biệt, hoặc một tổ có thể chiếm tới vài ụ đất nối với nhau bởi các đường đi bên dưới đất. Những tổ kiến lớn có thể có tới 300 ngàn tới 500 ngàn con kiến thợ, những con kiến này đi kiếm mồi trên một diện tính rộng trên 100 mét. Kiến lửa vừa là loài ăn thịt  sống và thịt chết, chúng tấn công và giết những con côn trùng khác và những động vật nhỏ, hoặc là ăn các xác động vật chết. Chúng cũng ăn các dịch ngọt và một số các phần của cây, nhựa cây và các chất ngọt khác. Những tổ có một con chúa và nhiều con chúa cũng đã được tìm thấy, và việc kiểm soát có thể sẽ khó khăn hơn  với những tổ mà có nhiều con chúa. Đôi khi loài kiến này cũng làm tổ ở bên trong nhà, đặc biệt là vào mùa đông bên dưới các lỗ thoát nước bồn tắm (mà thường có các lối vào dẫn tới phần đất trống xuyên qua phần nền bên dưới lỗ thoát nước) bên bình nước nóng hoặc các nguồn có nhiệt độ ấm khác. Những đàn kiến còn được phát hiện làm tổ và kiếm ăn ở các tầng  trên của bệnh viện, hoặc các tòa nhà tương tự.

 
KIẾN KẺ TRỘM:
                                                

Đây là một trong những loài kiến nhà nhỏ nhất, dài từ 0,1cm tới 0,17cm. Kiến thợ có rất nhiều màu từ vàng cho tới nâu đất, và râu chúng có 2 đoạn. Loại kiến này được tìm thấy trên hầu hết nước Mỹ. Chúng thường sống trong tổ của những  loài kiến lớn hơn, nơi chúng có thể lấy thức ăn từ những con  nhộng của loài kiến kia để ăn, bơi vậy chúng có tên là kiến kẻ trộm. Bên trong nhà thức ăn chủ yếu của chúng là các chất mỡ như thịt và pho mát, mặc dù chúng thỉnh thoảng còn ăn chất ngọt, thịt muối, dăm bông và các loại thức ăn làm sẵn khác mà hấp dẫn chúng. Chúng cũng có thể ăn các xác động vật và các hạt được cất giữ. Loài kiến này rất nhỏ nên có thể không phát hiện được chúng ở quanh các bồn rửa trong bếp và các khu vực tủ. Những người không quan sát có thể phàn nàn về mùi của thức ăn mà không nhận ra rằng nó đã bị nhiễm loài kiến này. Loài kiến này thường thâm nhập từ bên ngoài, nhưng có thể làm tổ trong các khe, kẽ trong tường hoặc tủ và thường là bên dưới các tấm lợp trên mái bếp. Chúng rất dai dẳng và có thể rất khó kiểm soát.

 
KIẾN PHA-RA-ÔNG (Pharaoh): Monomorium pharaonis (Linnaaeus)
                                                        
Kiến pha-ra-ông có màu hơi vàng nhạt tới màu nâu đỏ, kiến thợ có chiều dài từ 0,17 tới 0,20 cm. Trong vài năm trở lại đây, chúng dường như đã trở thành một loài gây hại phổ biến và tăng nhanh và là nguồn kinh doanh quan trọng cho các công ty kiểm soát côn trùng ở nhiều nơi. Có thể dễ dàng phân biệt kiến pha-ra-ông với kiến kẻ trộm bởi chúng có 3 đốt trên đầu râu. Chúng là loài kiến gây hại nghiêm trọng ở nhà, căn hộ, khách sạn, kho tạp phẩm, nhà hàng, bệnh viện, nhà điều dưỡng và một loạt những phương tiện thuận lợi khác. Kích thước nhỏ giúp chúng vào được hầu hết mọi thứ và cùng với việc chúng ăn rất nhiều loại thức ăn làm cho chúng cực kỳ khó khăn để có thể bị loại trừ hoàn toàn ra khỏi các công trình xây dựng.

Tổ kiến hiếm khi bị phát hiện, nhưng chúng xuất hiện giữa các bức tường, bên dưới nền, trên trần nhà, phía sau các tấm ốp chân  tường và bảng điện, bên trong các thùng rác cũ, các đống khăn tắm, hoặc ngoài vườn cà dọc theo các lối đi. Kiến pha-ra-ông làm tổ ở những lớp nền xốp ở những khu vực ấm áp gần lò sưởi, ống dẫn nhiệt, ống nước nóng mà cũng gần những nơi ẩm hoặc có nguồn nước mở. Rất khó tìm thấy tổ của chúng vì chúng bò rải rắc xa tổ, thường thì các đường đi xa tổ sẽ được đánh dấu bằng các pheremone đường đi. Kiến thợ thường được nhìn thấy bò dọc các cửa sổ, trên mặt quầy hàng hay các tấm ốp chân trường.

Chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau đến nỗi khi mà người ta sử dụng cụm từ “kén chọn thức ăn” thì dường như không đúng. Tuy nhiên, các chất như xirô, nước trái cây, mật ong, mứt, bánh ngọt, bánh, mỡ, xác côn trùng hoặc thịt và máu thường được chúng ưa thích hơn.

Loài kiến này rất dai dẳng và rất khó kiểm soát. Chúng có xu hướng xuất hiện bất ngờ ở rất nhiều khu vực trong tòa nhà, và kiếm ăn trên những khu vực rộng lớn và làm tổ ở những vị trí kín đáo và an toàn làm cho việc kiểm soát trở nên khó khăn.

Các tổ kiến pha-ra-ông có thể rất lớn, có hàng chục hoặc hàng trăm ngàn kiến thợ, và nhiều kiến chúa. Các tổ từ vừa tới lớn sẽ thường xuyên tách ra tạo thành nhiều tổ phụ, khi một hoặc vài con chúa và một nhóm kiến thợ(mang theo trứng) sẽ rờ xa tổ lớn và bắt đầu lạp tổ mới. Tổ mới này có thể hoặc không trở thành tổ độc lập, vì những con kiến thợ có thể hoạt động giữa các tổ chính hoặc tổ phụ khác nhau.

Những con sinh sản trưởng thành (đực và cái) có cánh nhưng không bay được, vì vậy ta không thấy chúng bay đi lập bầy.

Việc giao phối trong tổ quanh năm. Thỉnh thoảng, khi tìm thấy nguồn thức ăn tốt, đặc biệt là gần với tổ thì có thể nhìn thấy vài con kiến chúa lui tới khu vực có nhuồn thức ăn đó. Tuy nhiên, đặc biệt là những con chúa mà nằm trong tổ hoặc không thể kiểm soát được nếu như không sử dụng môt loại bả có hiệu quả để kiến thợ mang về tổ cho những con chúa ăn.

 
KIẾN ĐEN  NHỎ: monomorium minimum (Buckley)
                                                                      
Những con kiến lính (là kiến thợ có nhiệm vụ bảo vệ tổ) của loài kiến này có những cái đầu rất to so với cơ thể của chúng. Vì vậy, chúng được đặt cái tên như vậy. Những con kiến thợ  không có những cái đầu to như vậy nhưng chúng ta có thể nhận ra được chúng do kiểu đầu của chúng, với việc thắt lại ngay sau mắt. Chúng được tìm thấy ở những khu vực khô và ấm và chúng có thói quen giống như loài kiến lửa. Tổ chúng được tìm thấy ở khu vực đất trống hoặc bên dưới đống gỗ mục. Chúng hiếm khi làm tổ trong nhà, nhưng chúng có thể tấn công vào bên trong tòa nhà để kiếm thức ăn. Chúng thích thịt, mỡ và bánh mì. Chúng rất giống kiến lửa nhưng có thể phân biệt được hai loài này do chúng có 12 đốt trên râu và có 3 đoạn trên đầu râu.
 
KIẾN VỉA HÈ: Tetramorium caespitum (linnaeus)
                                      
Đây là một loài kiến nâu đen nhỏ (từ 0,32 cm đến 0,43cm), có chân và râu màu nhạt hơn. Bụng chúng màu đen. Dễ dàng nhìn thấy trên đầu và ngực các đường song song và các gợn mà có màu giống như màu da chúng, nhưng chúng làm cho lớp da này theo các vân. Có một cặp  một cặp xương sống nhỏ phía sau lưng và cơ thể chúng có lớp lông thưa nhỏ.

Kiến vỉa hè rất phổ biến ở vùng biển thái bình dương và vùng trung tây Mỹ và bờ biển phía tây. Loài kiến này là loài gây hại không thường xuyên. Tổ của chúng thường được tìm thấy bên ngoài, dưới các khe đá, kế bên tòa nhà và dưới các kẽ nứt của hè, mặc dù chúng thỉnh thoảng còn thấy ở trong tường, dưới sàn và ở các khu vực tách biệt. Kiến vỉa hè có thể gây nên rất phiền phức xung quanh các tòa nhà mà có cấu trúc nền trệt. Những con đi kiếm mồi tân công vào bên trong tòa nhà qua các kẽ hở dưới nền và các kẽ hở tương tự. Loài kiến chậm chạp này tấn công vào bên trong tòa nhà tìm các loại thức ăn chúng thích như mỡ, đường.

 
KIẾN LỬA NHỎ: Wasmannia auropunctata (Roger)
                                       
Chúng dài khoảng 0.17cm, màu hơi đỏ và chúng có đặc tính di chuyển chậm chạp. Những con kiến này rất là nhạy cảm với lạnh, chúng chỉ xuất hiện vào những lúc thời tiết ấm áp nhất. Các vết chích rất đau.

Kiến lửa nhỏ là loài gây hại nhà cửa nghiêm trọng, làm ô nhiễm thức ăn và xâm nhập vào giường và đồ vải chưa giặt. Chúng làm tổ ở khu đất trống hoặc khu vực kín đáo, ở trong

gỗ mục, các hốc cây, rác và thỉnh thoảng  ở bên trong nhà. Bên trong nhà thì chúng thích các loại thức ăn như là chất béo, bơ đậu phộng, và các chất dầu khác.
KIẾN THU HOẠCH: Pogonomyrmex spp
                                               
Đây là loài kiến khá lớn, màu đỏ tới hơi nhạt dài từ 0,6cm tới 1,2cm. Các lông dài tạo nên một cái “chổi” bên dưới đầu. Những lông này dùng để lau chân và râu, mang nước và dịch chuyển cát trong quá trình đào tổ. Loài kiến này được tìm thấy ở những khu vực khô hơn và ấm hơn của miền Tây và miền Nam. chúng thường được tìm thấy trên những cánh đồng hoặc những thảm cỏ. Chúng dọn sạch cây cỏ ở một khu vực rộng quanh cửa hang và tập hợp những hạt mà chúng cất ở hang.
 
KIẾN CẮN LÁ: Atta spp
                                                           
Những con kiến này lấy những tán lá từ cây và mang về tổ. Những miếng lá được nghiền nát và bón cho những mảnh vườn lớn có loài nấm đất bên dưới, và sẽ cung cấp thức ăn cho kiến. Loài kiến này có thể lấy đi toàn bộ lá, hoặc lá kim trên một cây chỉ trong vòng một đêm. Chiều dài của kiến thợ từ 0,2cm đến 1,5cm, chúng có màu nâu thẫm hoặc màu gỉ. Phần trên của ngực có ít nhất 3 cặp sừng.
Kiến cắn lá làm tổ ở cát dễ thoát nước hay đất mùn, những ụ đất này có hình phễu lớn. Những tổ này thường sâu từ 3 tới 3,6m và có thể bao phủ tới 0,1 hecta. Đặc tính làm tổ này của kiến còn được gọi là thành phố kiến ở một số loài. Chúng không bao giờ làm tổ bên trong nhà, nhưng chúng có thể tấn công vào bên trong để tìm các hạt thức ăn. Kiến thợ di chuyển trên những đường rất nhẵn, có thể với một khoảng cách xa so với tổ. Vì tổ kiến duy trì ở một vị trí trong vài năm nên những con kiếm mồi phải đi một khoảng cách khá xa tổ.

 
KIẾN LEO: Crematogaster spp
                                                    
Những con kiến thuộc loài này cong bụng lên trên đầu hay ngực mỗi khi chúng bị kích thích, vì thế chúng có cái tên là kiến leo. Chúng có màu nâu vàng hoặc đen và bụng chúng có hình trái tim dẹt ở phía trên và cong ở phía dưới. Chúng ít khi xuất hiện bên trong nhà, nhưng đôi khi chúng có thể đi vào bên trong  để tìm thức ăn. Một số con kiến thuộc loài này còn có thể tìm thấy ở gỗ mục hay mục một phần. Hiếm khi thấy chúng ở gỗ cứng.
KIẾN HÔI: Tapinoma sessile (Say)

DỊCH VỤ THÔNG TIN CẦN BIẾT
CÔNG TY TNHH PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI BẮC HÀ
Mối và biện pháp xử lý Chính sách giao nhận  Địa chỉ: 67 Phó Đức Chính - P. Trúc Bạch - Q. Ba Đình - TP.Hà Nội
Phun diệt muỗi và côn trùng Chính sách bảo mật Điện thoại: 84 024.3 715 24 84
Diệt gián Hình thức thanh toán MSDN: 0101024751 do Sở Kế hoạch và đầu tư - TP Hà Nội cấp ngày 29 tháng 3 năm 2000
Diệt kiến Chính sách bảo hành Website: BACHAIPM.VN
Diệt ruồi Email: bachaipm64@gmail.com

28 Tháng Ba 2024    Đăng Ký   Đăng Nhập 
Copyright by WWW.BACHAIPM.VN | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn